6 cách giúp ‘người chăn bầy' vượt qua sự chống đối
Oneway.vn - ‘Người chăn bầy' gặp sự chống đối không phải chuyện lạ hay bất thường. Đó là điều hiển nhiên trong chức vụ.
Khi đọc các sách thư tín, bạn có thể thấy sự chống đối len lỏi trong Hội thánh thế kỷ thứ nhất (ví dụ: 1 Cô-rinh-tô 1:10–17; 2 Cô-rinh-tô 10–13; Ga-la-ti 1:6–2: 14; Phi-líp 3:17-19; 2 Giăng 7-11; 3 Giăng 9-10). Và điều tương tự vẫn tiếp diễn cho đến ngày nay.
Có một tín đồ bất mãn đã từng gửi thư buộc tội ba tín đồ khác, nhưng tôi không hề biết việc đó. Chúa Nhật tuần sau, bài giảng của tôi lại tình cờ đề cập chính xác nội dung của bức thư đó. Sau thì giờ thờ phượng, một trong số những người nhận được thư đã cho rằng tôi là “thủ phạm”.
Một Chúa Nhật khác, khi tôi đang giảng giải chi tiết 2 Ti-mô-thê 4:1-5, một giáo viên trường Chúa Nhật đã bỏ ra ngoài một cách đầy thách thức giữa bài giảng. Ông cố ý để tôi biết đến sự chống đối của ông.
Trong những sự chống đối liên tục, câu hỏi mà tôi phải đối mặt là: Làm thế nào để đối mặt và tiếp tục trung tín trong chức vụ? 6 điều sau luôn cần thiết cho quý vị - những người chăn bầy trong nhà Chúa.
1. Cầu nguyện không thôi
Sự chống đối là cuộc chiến tâm linh. Mặc dù xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, chống đối chính là một vấn đề thuộc linh, vì nó liên quan đến Hội thánh địa phương, sự hiệp một, lời chứng về Phúc âm và sự trung tín với quyền năng của Đấng Christ.
Trong Ê-phê-sô 6:10-20, Phao-lô kêu gọi mục sư và Hội thánh “phải làm mạnh dạn trong Chúa, nhờ sức toàn năng của Ngài. Hãy mang lấy mọi khí giới của Đức Chúa Trời” (câu 10–11). Ông thúc giục Cơ Đốc nhân chiến đấu: “Hãy nhờ Đức Thánh Linh, thường thường làm đủ mọi thứ cầu nguyện và nài xin. Hãy dùng sự bền đỗ trọn vẹn mà tỉnh thức về điều đó, và cầu nguyện cho hết thảy các thánh đồ” (câu 18). Như John Stott đã lưu ý, cầu nguyện “là sức mạnh để chiến thắng mọi cuộc chiến thuộc linh”. Cầu nguyện cho sự khôn ngoan, sáng suốt, năng lực, khiêm nhu, công bình và ân điển là việc cần làm khi đối mặt với sự chống đối.
2. Bước đi trong sự khiêm nhường
Lời kêu gọi khiêm nhường phản ánh cuộc đời Chúa Jêsus (Ma-thi-ơ 11:29). Ngài biết khi nào nên lên tiếng và lúc nào cần im lặng.
Với sự khiêm nhường, những vị mục sư sẽ nhận ra lẽ thật mà không bị bối rối. Bạn sẽ hiểu rằng chỉ có Chúa mới có thể thay đổi tấm lòng. Khi khiêm nhường, bạn sẽ tìm cách giải quyết sự chống đối với vai trò đơn giản là một chiếc bình không để Chúa sử dụng, chứ không phải là anh hùng giải quyết các loại xung đột trong Hội thánh.
3. Giữ một tấm lòng ấm áp
Không gì tồi tệ hơn một mục sư giận dữ, cay đắng cố gắng đối phó với sự chống đối của một tín đồ. Điều đó có thể để lại những vết rạn nứt nghiêm trọng về sau. Trước khi đối đầu với sự chống đối, một mục sư cần phải đối mặt với thái độ tội lỗi và cay đắng của bản thân trước, và tha thứ cho những người chống đối mình (Ê-phê-sô 4:29-5:2), sau đó bước đi cẩn thận theo ý muốn Chúa và sức sống sung mãn của Thánh Linh (Ê-phê-sô 5:15-21).
Hãy tra xét lại tấm lòng bạn trước khi đối phó với sự chống đối. Đôi khi, vấn đề lớn nhất không nằm ở bất kỳ ai khác.
4. Quyết định nên bỏ qua hay đối diện
Nếu có người chống đối với những thông tin không đúng sự thật, mục sư cần phải xem xét rằng điều đó thuộc trường hợp nào: (a) công cụ để bạn hạ mình tin cậy Chúa hơn, (b) hiểu lầm đáng tiếc, (c) tuy không công bằng nhưng không đáng để đánh đổi một mối quan hệ, hoặc (d) vấn đề ảnh hưởng đến sự hiệp một của Hội thánh và sứ điệp Phúc m.
Đôi khi có những chuyện không đáng để dành thời gian và nỗ lực để làm sáng tỏ, xem ai đã nói gì và tại sao họ làm như vậy. Trừ khi nó ảnh hưởng đến sự hiệp một của Hội thánh, lời chứng, sự thờ phượng, tư cách lãnh đạo, hoặc sứ mạng Phúc m, thì mục sư có thể không cần phải đối đầu với nó.
Nhưng nếu vấn đề chống đối tăng lên, mục sư nên có ít nhất một trưởng lão khác tham gia nói chuyện trực tiếp với người đó. Tất cả nên cầu nguyện và thảo luận về cách xử lý tình huống, có sự khiêm nhường, hòa nhã và tình yêu thương trong cuộc trò chuyện và cách cư xử của họ.
5. Tiếp tục rao giảng Lời Chúa
Chỉ trong những trường hợp quá đỗi nghiêm trọng, mục sư mới nên thay đổi nội dung bài giảng để công khai giải quyết sự chống đối. Mục sư không được phép lợi dụng chức vụ để tấn công người khác, nhằm tỏ ra mình đúng khi đối mặt với sự chống đối. Lời Chúa vẫn phải vẫn là ưu tiên của mục sư.
Đức Thánh Linh sẽ hành động thông qua việc rao giảng Lời Chúa với quyền năng vượt hiểu biết chúng ta, ngay cả trong những trường hợp đối nghịch.
6. Trao mọi vấn đề trong tay Chúa
Khi mục sư đã cầu nguyện, khiêm nhường tiếp cận tình huống, chuẩn bị tấm lòng trước mặt Đức Chúa Trời, và phân định cách tốt nhất là hành động hay giữ im lặng, thì tiếp theo bạn phải giao phó vấn đề chống đối và những tác động tiêu cực vào tay Đức Chúa Trời. Chúa có đủ quyền năng để làm việc ngay cả trong hoàn cảnh đau đớn nhất.
Bàn tay tối thượng của Đức Chúa Trời với sự chống đối sẽ mang đến cho mục sư sự khích lệ lớn.
Hãy nhớ 4 điều sau: (1) Có thể Chúa đang tỉa sửa mục sư và Hội thánh; (2) Có thể Chúa đang dạy mục sư các nương dựa nơi Ngài; (3) Có thể Ngài đang vạch ra tội lỗi trong Hội thánh; (4) Có thể Chúa đang tạo tiền đề cho những thay đổi trong tương lai Hội thánh nhằm mở rộng chứng ngôn và mục vụ Phúc m.
Các mục sư và Hội thánh nên lường trước những chống đối sẽ nảy sinh theo thời gian, bản chất của chống đối chính là xung đột tâm linh. Tuy nhiên, cuối cùng, chúng ta phải học cách tin cậy Chúa khi đối diện với sự chống đối, cũng như học những bài học Ngài sẽ dạy cho chúng ta thông qua những thử thách trong mối quan hệ giữa ‘người chăn bầy’ và Hội thánh.
Bài: Phil a.Newton; dịch: Nhạn Võ
(Nguồn: thegospelcoalition.org)
bình luận