9 ân tứ được ban cho bởi Đức Thánh Linh (P.1)

Dưỡng linh
01:57 02/05/2024

Oneway.vn – Ân tứ từ Đức Thánh Linh là gì? Làm thế nào để chúng ta biết rằng bản thân chúng ta có được ân tứ từ Đức Thánh Linh?

Người khác có thể cho chúng ta biết được ân tứ của chính chúng ta là gì không? Các tín hữu đã làm gì với những ân tứ riêng biệt mà Chúa ban để sử dụng trong Hội Thánh Chúa? Có phải khi bạn có nhiều ân tứ hơn thì bạn quan trọng hơn những người khác? Phải chăng ngày nay ân tứ về sự chữa lành vẫn đang được các thân tín hữu tiếp cận bởi niềm tin không? Và rằng, phép lạ có còn trong các Hội thánh ngày nay?

Hãy hối cải, ai nấy phải nhơn danh Ðức Chúa Jêsus chịu phép báp-tem, để được tha tội mình, rồi sẽ được lãnh sự ban cho Ðức Thánh Linh” (Công-vụ Các sứ-đồ 2:38). Trong sách Công-vụ Các sứ-đồ đoạn 8 và trong sách I Cô-rinh-tô 12-14, chúng ta thấy những ân tứ được ban cho bởi Đức Thánh Linh. Đấy không phải là những ân tứ được hình thành và phát triển bởi khả năng tự có của con người, do vậy nên những người tin Chúa hoàn toàn không được phép khoe khoang về những món quà mà Chúa đã ban cho chúng ta.

Không một người tin Chúa nào có thể nói rằng họ không có ân tứ Thánh Linh từ Đức Chúa Trời. Ngài đã ban cho tất cả những người tin Ngài những ân tứ; một số có nhiều nhưng hầu hết mọi người đều có những ân tứ này. Những ân tứ của Đức Thánh Linh này được ban không phải cho tín hữu mà cho Thân Thể Đấng Christ. Đó là làm cho Thân thể được trọn vẹn. Những ân tứ này nhằm mục đích gây dựng Hội thánh Chúa, củng cố, nuôi dưỡng, khích lệ, khuyến khích và để Thân thể Đấng Christ được trao quyền để thực hiện công việc nhà Ngài. Những ân tứ này được sử dụng để tán tụng danh của Đức Chúa Trời, làm chứng về quyền năng Ngài, xây dựng thân thể và làm lớn mạnh hơn Thân thể Đấng Christ, bằng cách bày tỏ Phúc Âm của Chúa Jêsus Christ với những người hư mất.

Trong Kinh Thánh có một số “công cụ và các cuộc khảo sát” mà tín hữu có thể sử dụng để khám phá ân tứ riêng biệt mà Đức Thánh Linh ban cho bạn. Điều đó cho thấy, đây là một ứng dụng hữu ích giúp Cơ Đốc nhân nhìn thấy được ân tứ họ được ban cho là gì, và vận hành như thế nào để giúp Hội Thánh phát triển cách tốt nhất và đẹp lòng Ngài. Không có một người nào tin vào Chúa mà không có ân tứ từ Đức Thánh Linh.

Trong sách Ê-sai 11:2-3 “Thần của Đức Giê-hô-va sẽ ngự trên Ngài, tức là thần khôn ngoan và thông sáng, thần mưu toan và mạnh sức, thần hiểu biết và kính sợ Đức Giê-hô-va. Ngài lấy sự kính sợ Đức Giê-hô-va làm vui; chẳng phán xét theo mắt mình thấy, và chẳng cứ sự tai nghe mà đoán định”. Đây là những ân tứ quan trọng và một vài trong số đó tương tự nhưng lại khác với các ân tứ của Đức Thánh Linh mà sứ đồ Phao-lô đã nói đến trong Tân Ước ở sách I Cô-rinh-tô đoạn 12. Có 9 ân tứ từ Đức Thánh Linh được sứ đồ Phao-lô nêu ra trong sách I Cô-rinh-tô đoạn 12:

Đây không phải là một danh sách được liệt kê đầy đủ các ân tứ từ Đức Thánh Linh, ví dụ như một số người được cho là có ân tứ thương xót tha nhân, đấy là người có thể nhanh chóng tha thứ và không phán xét người khác đã phạm tội, trong khi một số người không thể làm điều đó một cách nhanh chóng.

Tất cả những ân tứ trên đều do cùng một Đấng là Đức Thánh Linh hành động, Ngài phân phát cho mỗi người tùy ý Ngài” (câu 11). Chúng ta hãy khao khát ân tứ hữu ích hơn. Nhưng bây giờ Đức Chúa Trời sẽ chỉ cho chúng ta một đường lối tốt đẹp nhất (câu 31). Chúng ta hãy xem xét lại những ân tứ này là gì và mục đích sử dụng của chúng trong Hội Thánh ngày nay.

Rô-ma đoạn 12 có một danh sách tương tự về các ân tứ của Đức Thánh Linh nhưng I Cô-rinh-tô đoạn 12 có bản chất toàn diện hơn. I Cô-rinh-tô đoạn 12 bắt đầu bằng việc Phao-lô nói với Hội Thánh Cô-rinh-tô, và phần lớn là nói với tất cả tín hữu trong Hội Thánh ngày nay. Phao-lô muốn làm cho những ân tứ này trở nên rõ ràng hơn đối với chúng ta, vì thế chúng ta sẽ trông cậy vào Lời của Đức Chúa Trời soi dẫn để bày tỏ chúng cho chúng ta (câu 1).

Phao-lô nói rằng: “Có nhiều ân tứ khác nhau nhưng chỉ có một Chúa Thánh Linh” (câu 4). “Ân tứ thuộc linh được biểu lộ nơi mỗi người một khác vì lợi ích chung” (Câu 7).

Ân tứ của sự khôn ngoan

Chúa Thánh Linh cho người này lời nói khôn ngoan, cũng Chúa Thánh Linh ấy cho người kia nói điều hiểu biết” (Câu 8). Ân tứ này được đặt ra đầu tiên bởi vì có lẽ đây là nền tảng cho một Hội Thánh Chúa và đây là ân tứ mà hầu hết những người tin Chúa đều tha thiết mong muốn (câu 31). Sự khôn ngoan được ghi rõ trong Lời Chúa rằng “Kính sợ Chúa Hằng Hữu là nền của sự khôn ngoan. Ai vâng lời Ngài sẽ lớn lên trong khôn ngoan. Tán dương Chúa đời đời vĩnh cửu!” (Thi thiên 111:10). Đây thực sự là ân điển quý giá mà Sa-lô-môn đã cầu xin và nhận lãnh từ Đức Chúa Trời để có thể cai trị dân tộc một cách đẹp lòng Đức Chúa Trời (I Các Vua 3:12). Với sự khôn ngoan được ban cho này, Sa-lô-môn đã có thể hiểu được những quyết định khó khăn.

Sự khôn ngoan phải được gắn liền với việc kính sợ Đức Chúa Trời. Kính sợ ở đây chỉ đơn giản là đứng trước Chúa với thái độ tôn kính và kính trọng. Điều đó đòi hỏi phải có lòng yêu mến lời Chúa và vâng phục theo lời Ngài. Không có sự khôn ngoan nào được tồn tại trong sự không vâng lời. Điều đó có nghĩa rằng, nếu như một vài tín hữu tôn trọng luật pháp và quy định của Chúa, bao gồm cả việc yêu Chúa và yêu những người lân cận mình, thì nhiều tín hữu trong Hội Thánh Chúa có thể nhận được ân tứ này. Và tất nhiên là cũng không phải nhiều người đều có thể có được. Ân tứ này là sự quan trọng hàng đầu đối với những người tin Chúa trong thân thể Đấng Christ vì nếu chúng ta có thể yêu Chúa và yêu những người lân cận mình, chúng ta có thể đống góp khá nhiều cho Hội Thánh Chúa và hơn nữa là cho cả những người bên ngoài Hội Thánh. Tình yêu ấy là một cách khác để thể hiện những người chưa tin Chúa và dẫn dắt họ đến với Ngài.

Ân tứ của sự hiểu biết

Ân tứ kế tiếp mà Đức Thánh Linh ban cho là sự hiểu biết (câu 8). Một vài người có kỹ năng ghi nhớ Kinh Thánh. Họ có sự hiểu biết về Đức Chúa Trời và đường lối Ngài. Họ dường như có thể nhanh chóng phân biệt được cái nào là Kinh Thánh chính thống và đâu là tà đạo. Một số bản dịch nói rằng đây là “Lời” của tri thức trong khi một số bản dịch khác lại cho rằng “sự bày tỏ” của tri thức. Lời Chúa thì chắc chắn chính là Lời Chúa. Còn “sự bày tỏ” của ngôn ngữ chỉ ra rằng những người có khả năng về kiến thức thì biết được khi này nên nói những từ này, khi khác nên nói những từ khác. Cả hai nghĩa đều đáp ứng đầy đủ được kiến thức thực sự là gì. Những người có ân tứ này có thể sẽ trở thành giáo viên, chấp sự, chức trưởng lão hoặc những mục sư xuất sắc.

Ân tứ của đức tin

Ân tứ tiếp theo của Đức Thánh Linh mà sứ đồ Phao-lô đề cập đến là đức tin (câu 9). Những người có ân tứ này thực sự là một điều tuyệt vời trong cách họ nhìn nhận tất cả vấn đề. Họ thường có xu hướng tự tin trong mọi vấn đề. Ví dụ, những chấp sự trong Hội Thánh của chúng tôi đã nói về sự phát triển của Hội Thánh rằng “trong khi” nó phát triển chúng ta cần thêm sách Trường Chúa nhật, trong khi một số khác lại nói “nếu” nó phát triển, chúng ta sẽ cần thêm sách.

Tôi đã từng gặp một nhà Truyền đạo nói về những điều như thể chúng đã tồn tại hoặc đã xảy ra. Ông nói về tài chính mà Chúa sẽ chu cấp đồng thời nhưng lại không có bất kỳ gì có thể cho thấy khả năng tài chính của Hội thánh. Ông ấy đã luôn chứng tỏ rằng mình đúng vào sau này. Đây là một người trông cậy và tin cậy nơi Chúa. Ông nhìn thấy rõ những thứ không tồn tại như thể chúng đã có sẵn rồi!

Ân tứ của sự chữa lành

Ân tứ của sự chữa lành đã là một điều gây tranh cãi (câu 9). Một số người chữa bệnh bằng đức tin nhận định rằng ân điển được ban cho này thường bị “các phóng viên” chìm tiết lộ là dối trá. Nhiều người trong số những người “được chữa lành” được phỏng vấn và được cho là họ thực sự được chữa lành. Nhưng cũng có những người sử dụng “nghệ thuật lừa đảo” hay diễn viên để diễn lại cảnh một người nào đó đã được chữa lành khỏi một căn bệnh lạ mà họ chưa từng mắc phải trước đây.

Ân tứ này nổi bật hơn hẳn trong Hội Thánh thời Tân Ước nhằm xác nhận rằng danh Cứu Chúa có quyền năng và Đức Chúa Trời thực sự hiện diện trong Hội Thánh. Ân tứ thuộc linh bằng niềm tin này có thể liên quan đến sức mạnh của sự cầu nguyện và chúng ta, cũng biết rằng hãy xưng tội cùng nhau và cầu nguyện cùng nhau để được chữa lành bệnh, lời cầu nguyện của người công chính có sức mạnh hiệu quả (Gia-cơ 5:16). Trong nhiều trường hợp, chúng ta nên cho rằng có nhiều sự chữa lành được thực hiện là “… bởi Đức Thánh Linh” chứ không phải dưới bàn tay con người (câu 9).

Ân tứ của những phép lạ

Ân tứ “quyền phép lạ” là một ân tứ khác của Đức Thánh Linh Chúa dường như chỉ có duy nhất trong Hội thánh Tân Ước (câu 10). Điều này cũng có thể liên quan một phần đến những người được chữa bệnh bằng đức tin, những người nhận rằng họ có sức mạnh kỳ diệu, nhưng họ nên nhớ rằng dù có bất cứ kết quả nào hay ân tứ nào thì nó luôn được ghi nhận bởi Thần chứ không phải do con người. Đây cũng có thể được xem là một chiến binh cầu nguyện. Có một cụ bà và tôi muốn bà ấy cầu nguyện cho tôi. Tôi đã nhận được nhiều kết quả thú vị khi bà ấy cầu nguyện cho tôi. Tôi sẽ gọi những điều kỳ diệu ấy đã diễn ra theo một cách nào đó. Những phép lạ vĩ đại nhất diễn ra ngày nay phần lớn là phép lạ về sự hoán cải của con người. Tôi xem đây chính là phép lạ vĩ đại nhất vì chỉ có Đức Thánh Linh của Đức Chúa Trời mới có thể soi sáng lời Chúa và cho chúng ta biết rằng Chúa Jêsus Christ là Ai (Giăng 6:44; Ma-thi-ơ 16:17).

Ân tứ nói tiên tri
(Còn tiếp P.2)

Bài: Jack Wellman; Dịch: Thùy Duyên
(Nguồn: whatchristianswanttoknow.com)

bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này